Khám phá văn hoá thế giới qua những bài học Anh ngữ sinh động
Kết hợp khám phá văn hóa thế giới qua bài học Anh ngữ sinh động là một trong những yếu tố cốt lõi của phương pháp học chủ động đang phổ biến hiện nay. Vậy chúng ta nên ứng dụng phương pháp này từ độ tuổi nào và phụ huynh đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Ngôn ngữ và văn hóa luôn nằm trong một mối quan hệ tương quan chặt chẽ. Những trải nghiệm văn hóa đa dạng có thể tăng cường khả năng tư duy ngoại ngữ. Đồng thời, thông qua việc trau dồi ngoại ngữ, chúng ta lại có nhiều hơn cơ hội để trải nghiệm thế giới bao la rộng lớn. Vậy làm thế nào để bước vào hành trình chinh phục thế giới? Cách ứng dụng hiệu quả những bài học Anh ngữ vào tiến trình này là gì?
Những trải nghiệm đa dạng văn hóa qua lăng kính Anh ngữ
Thế giới muôn hình vạn trạng với đa dạng chủng tộc, sắc tộc và nhiều nền văn hóa bản địa Đông Tây khác biệt. Thay vì đóng khung cho khái niệm về “thế giới”, chúng ta có thể thông qua ngôn ngữ và đặc biệt là Anh ngữ để hiểu sâu hơn bản chất của chúng.
Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
Ngôn ngữ không chỉ là cầu nối giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới mà còn là cách để chúng ta nhận diện văn hóa và tộc người. Theo nghiên cứu “Quan hệ ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa” của GS. TS. Dương Đức Niệm tại Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG HN “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, lưu giữ và phản ánh bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Chúng ta không thể tưởng tượng văn hóa của một dân tộc lại không có giao tiếp. Từ đó nảy sinh mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa”.
Nói cách khác, chúng ta dùng ngôn ngữ để cảm biến về nguồn gốc của văn hóa tộc người. Ngược lại, muốn có những trải nghiệm chân thật như người bản địa, chúng ta phải bắt đầu làm quen từ ngôn ngữ. Tiếng Anh thông dụng ngày nay là tinh hoa từ một quá trình phát triển lâu đời từ tiếng Anh Cổ (Old English). Vì vậy, việc khám phá văn hóa thông qua Anh ngữ là hiểu được bản chất cốt lõi và chất liệu làm nên chúng.
Khám phá văn hóa thế giới qua những bài học Anh ngữ sinh động
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Anh ngữ được nhiều người tiếp cận không chỉ với mục đích trau dồi kiến thức mà còn nhằm rèn luyện năng lực giao tiếp liên văn hoá (Cross-Cultural Communication). Vì vậy, bên cạnh việc học bảng chữ cái cùng các quy tắc âm điệu, mọi người bắt đầu đi tìm lời giải cho câu đố “Tại sao có cùng hệ chữ tượng thanh nhưng cách sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh không giống nhau?” đang ẩn giấu sâu trong mạch ngầm văn hóa. Cũng từ đó mà việc học tiếng Anh hiện nay đã không còn khô khan, rập khuôn mà trở nên sinh động khi được kết hợp với:
- Bộ sưu tập truyện cổ tích tiếng Anh
Những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết là cách học tiếng Anh dễ dàng cho người mới bắt đầu, đặc biệt với trẻ em trong độ tuổi thiếu nhi. Thông qua việc đọc truyện song ngữ, chúng ta có thể tìm thấy những nét chấm phá tuyệt vời của văn hóa Anh quốc với truyện Alice ở xứ sở thần tiên (Alice in Wonderland) hay tình ca lãng mạn Pháp trong Beauty and the Beast (Người đẹp và quái vật),…
- Những thành ngữ tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
Tuy có sự khác biệt giữa văn hóa Đông Tây nhưng một số thành ngữ tục ngữ Việt vẫn có thể sử dụng với phiên bản chuẩn tiếng Anh như: Lửa thử vàng gian nan thử sức – Calamity is man’s true touchstone; Có công mài sắt có ngày nên kim – Diligence is the mother success;…
- Những hoạt động lễ hội thú vị
Lễ hội là cách tiếp cận văn hóa truyền thống bản địa trực tiếp nhất dành cho người học ngoại ngữ. Vì vậy, một số trung tâm Anh ngữ tại Việt Nam cũng tổ chức các hoạt động sinh hoạt mô phỏng theo lễ hội nước ngoài để học viên có thể tham gia và học hỏi văn hóa song song với việc học ngoại ngữ. Trong đó, Anh Văn Hội Việt Mỹ là một trong những trung tâm Anh ngữ nổi bật với chuỗi hoạt động sinh hoạt, trang trí, vui chơi ngày lễ Halloween, Lễ Giáng Sinh,…hằng năm.
- Học tiếng Anh qua bài hát
Âm nhạc hòa quyện trong dòng chảy văn hóa luôn mang đến cho người học ngoại ngữ một góc nhìn mới về ngôn ngữ. Mềm mại và dịu êm, sôi động và vui tươi, học tiếng Anh qua bài hát là phương pháp dễ dàng ứng dụng với tất cả lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Ví dụ cụ thể với bài nhạc thiếu nhi tiếng Anh là bài hát có lượt xem nhiều nhất trên nền tảng Youtube với 9,3 tỷ lượt xem.
rau dồi năng lực giao tiếp liên văn hoá (Cross-Cultural Communication) với các bài học tiếng Anh
-
Bộ sưu tập truyện cổ tích tiếng Anh
-
Thành ngữ, tục ngữ
-
Những hoạt động lễ hội
-
Học tiếng Anh qua bài hát
Nên kết hợp văn hóa trong dạy và học tiếng Anh từ độ tuổi nào?
Nghiên cứu khoa học về sự phát triển của trẻ tại Đại học Harvard (Center of developing child) cho rằng, não bộ được xây dựng liền mạch từ thời sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Trong đó, mức độ phát triển trí tuệ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những trải nghiệm xuyên suốt quá trình sinh ra và lớn lên. Mặc dù não bộ tiếp tục thay đổi khi trưởng thành, nhưng thời gian 8 – 10 năm đầu tiên vẫn là giai đoạn quan trọng quyết định tính cách, tư duy và định hướng tương lai. Các chuyên gia giáo dục (Educational Credential Evaluators) cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của trẻ khi đặt trong môi trường đa dạng văn hóa, ngôn ngữ hơn là yếu tố di truyền.
Do đó, để giúp con tiến thật xa trong thế kỷ hội nhập hiện nay, bố mẹ có thể thiết lập một nền tảng vững chắc ngay từ giai đoạn mẫu giáo, thiếu nhi (4 – 11 tuổi) thông qua việc xây dựng không gian sống, phong sinh hoạt và kế hoạch học tập phù hợp. Đặc biệt, bố mẹ có thể cho con trải nghiệm khám phá văn hóa thế giới rộng lớn thông qua những bài học Anh ngữ sinh động. Từ đó, con không chỉ được rèn luyện tư duy song ngữ – điều mà số đông người trưởng thành học tiếng Anh còn gặp khó khăn, đồng thời xây dựng được năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực xã hội vững chắc bước vào tương lai.
Các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả cho trẻ thông qua kết hợp văn hóa
Quá trình dạy và học Anh ngữ hiện nay tập trung phần lớn vào việc đi tìm “chiếc hộp bí ẩn” của mỗi người. Nói cách khác, Anh ngữ không còn được khai thác qua con đường “thúc ép” mà bắt đầu từ việc kích thích sự tò mò, ham muốn tìm hiểu những khái niệm mới. Đó cũng là yếu tố cốt lõi của phương pháp giảng dạy chủ động. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với trẻ mẫu giáo và thiếu nhi, độ tuổi của sự tò mò và hiếu động. Một số phương pháp dạy và học tiếng Anh chủ động hiệu quả cho trẻ thông qua kết hợp yếu tố văn hóa có thể tham khảo gồm:
-
Phương pháp học tập qua trải nghiệm (Experiential Learning)
-
Phương pháp học qua dự án (Project-based learning)
-
Phương pháp đóng vai (Role playing)
-
Phương pháp học truy vấn (Inquiry-based learning)
-
Phương pháp học tập dựa trên hiện tượng (Phenomenon Based Learning)
Bài viết liên quan
Khám phá văn hoá thế giới qua những bài học Anh ngữ sinh động
Kết hợp khám phá văn hóa thế giới qua bài học Anh ngữ sinh động là một trong những yếu tố cốt lõi của phương pháp học chủ động đang phổ biến hiện n... [Đọc tiếp]
Phân bổ thời gian tự học IELTS hiệu quả cho người đi làm
Tự học IELTS là một hành trình dài hơi cần có kế hoạch học tập phù hợp với tinh thần kiên trì tối đa của người học. Tuy nhiên, hầu hết các bạn trẻ ... [Đọc tiếp]
5 bí quyết học tiếng Anh cho người mất gốc
Tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng đối với sinh viên và người đi làm. Thế nhưng, mất gốc tiếng Anh vẫn luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiề... [Đọc tiếp]